Tìm thấy 1121 tin trong chuyên mục Tin tức - Sự kiện

Mục tiêu và giải pháp thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025

Thứ 2, ngày 21 tháng 6 năm 2021 - 16:39
Ngày 02/6/2021 Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ký ban hành Kế hoạch số 90/KH-UBND thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang với mục tiêu thực hiện Chương trình đến năm 2025 như sau:

Ngày 02/6/2021 Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ký ban hành Kế hoạch số 90/KH-UBND thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang với mục tiêu thực hiện Chương trình đến năm 2025 như sau:

1. Tổng số sản phẩm OCOP toàn tỉnh ít nhất 230 sản phẩm trở lên; 138/138 xã, phường, thị trấn có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đạt hạng 3 sao trở lên;

2. Tiêu chuẩn hoá 44 sản phẩm đã xếp hạng năm 2020 từ hạng 3 sao lên hạng 4 sao, 5 sao;

3. Tiêu chuẩn hoá 10 sản phẩm tiềm năng 5 sao, lập hồ sơ trình Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp Quốc gia, trong đó phấn đấu đến hết năm 2025 có ít nhất 07 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao (mỗi huyện, thành phố đều có ít nhất 01 sản phẩm hạng 5 sao);

4. Tiêu chuẩn hoá, tổ chức đánh giá, phân hạng mới 209 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, trong đó có ít nhất 150 sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên;

5. Thực hiện hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu Chương trình OCOP nhằm hỗ trợ tích cực công tác quản lý Nhà nước và kết nối thông tin, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP của tỉnh.

Để đạt được mục tiêu đề ra kế hoạch đã nêu rõ bốn nội dung, năm giải pháp cụ thể gắn liền với chức năng nhiệm vụ lĩnh vực của các sở, ban, ngành liên quan được giao tổ chức thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, trong đó nội dung, nhiệm vụ trọng tâm thực hiện là: (1) Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý các cấp về công tác quản lý, điều hành thực hiện Chương trình OCOP; Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các chủ thể sản phẩm OCOP sản xuất, kinh doanh nông sản lập phương án và tổ chức thực hiện phương án phát triển sản xuất, kinh doanh đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; thực hiện các quy trình sản xuất tiên tiến, đảm bảo an toàn thực phẩm, phát triển ổn định, bền vững; đào tạo, tập huấn về kỹ năng xúc tiến thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh. (2) Tập trung kiểm tra, hướng dẫn nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra, cải tiến nhãn mác, mẫu mã, bao bì...; Tăng cường hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm theo chuỗi từ khâu sản xuất đến sơ chế, phân loại, bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thực hiện truy suất nguồn gốc sản phẩm và thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Chương trình OCOP, quản lý chứng nhận OCOP trên địa bàn tỉnh: Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thường xuyên giám sát quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP; định kỳ và đột xuất lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm, thực hiện các chế tài đối với các sản phẩm không đạt chất lượng và các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng nhãn hiệu không hợp pháp. (3) Xây dựng các hoạt động truyền thông, maketing, quảng bá sản phẩm OCOP phát trên Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh; Chương trình giới thiệu sản phẩm OCOP trên Đài Truyền hình Việt Nam; Tổ chức các Hội chợ Xúc tiến thương mại nông nghiệp, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp OCOP Tuyên Quang; sự kiện không gian văn hóa du lịch và giới thiệu các sản phẩm đặc sản Tuyên Quang tại các thành phố lớn; Tổ chức giới thiệu sản phẩm OCOP Tuyên Quang tại các hội nghị, nơi có hoạt động thương mại, giao lưu văn hóa, du lịch và xây dựng các trung tâm, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các khu du lịch, khu dân cư, tại các siêu thị, chợ truyền thống, trung tâm hành chính cấp huyện. (4) Xây dựng các Dự án sản phẩm OCOP sản xuất theo quy trình hữu cơ, áp dụng khoa học công nghệ chế biến sâu, sản phẩm OCOP gắn với dịch vụ du lịch nông thôn và điểm du lịch./.

 

MỘT SỐ SẢN PHẨM TIỀM NĂNG 5 SAO DỰ KIẾN LẬP HỒ SƠ

TRÌNH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG NĂM 2021

Chè xanh Ngọc Thúy - Hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông nghiệp Sử Anh,

xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn

Chè Shan tuyết 1 tôm 1 lá - Hợp tác xã Sơn Trà, xã Hồng Thái, huyện Na Hang

Mật ong hương rừng - Hợp tác xã chăn nuôi ong Phong Thổ xã An Khang,

thành phố Tuyên Quang

Người viết: Nguyễn Văn Quy/Phòng Cơ điện ngành nghề nông thôn